Thần Tài là ai? Sự tích về Thần Tài qua các truyền thuyết

Thần Tài là nhân vật xuất hiện từ xa xưa trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Đây là vị thần tượng trưng cho sự may mắn, giàu sang và thịnh vượng. Vậy Thần Tài là ai? Có nguồn gốc như thế nào? Bàn thờ Hoa An sẽ giải đáp tất cả ngay trong bài viết này.

Thần Tài là ai? Có bao nhiêu vị Thần Tài?

Thần Tài là một vị thần trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam và các nước Á Đông. Theo quan niệm dân gian, đây là vị thần sẽ mang về tài lộc và may mắn trong mỗi gia đình. Ông được khắc họa hình tượng với nụ cười hiền hòa, bộ râu dài, tay cầm ngân lượng, đầu đội mão và trang phục chỉnh tề. 

Có rất nhiều truyền thuyết về Thần Tài giữa các nước và mỗi văn hóa sẽ có những vị Thần Tài khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung là có 5 vị Thần tượng trưng cho 5 phương hướng là Đông – Tây – Nam – Bắc và Trung tâm.

Thần Tài mang đến may mắn và tài lộc trong mỗi gia đình
Thần Tài mang đến may mắn và tài lộc trong mỗi gia đình

Sự tích về ông Thần Tài qua các truyền thuyết

Như Hoa An đã chia sẻ ở trên, có rất nhiều sự tích về ông Thần Tài nhưng phổ biến nhất là truyền thuyết của Việt Nam, Trung Quốc, Tây Tạng và Ấn Độ.

Truyền thuyết của Việt Nam

Trong văn hóa Việt Nam, Thần Tài đã xuất hiện từ lâu và trở thành điểm tựa tâm linh cho người dân. Ngài là hộ thần cai quản tiền tài của mảnh đất, trước đó được thờ chung với các vị gia thần trong đó có Thổ Địa

Thổ Địa được thờ từ thời thượng cổ và được xem như vị thần bảo hộ cho mảnh đất, ngôi nhà, sự phát triển của con người và vật trên mảnh đất đó. Thời bấy giờ mỗi vùng trên nước Việt lại có phong tục thờ Thổ Địa khác nhau.

Trong khi miền Bắc gộp chung Thổ Địa vào bát hương Thần Linh tức là một bát hương thờ chung tất cả các vị thần thì ở miền Trung Thổ Địa là một trong 5 vị gia thần gọi là tục thờ Ngũ Gia Thần. Ở miền Nam Thổ Địa còn được người dân gọi là Ông Địa với hình dáng người đàn ông mập mạp, phúc hậu và ông được lập bàn thờ trên mặt đất.

Ban đầu trong dân gian chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa Thần Đất và Thần Tài, hơn nữa Thần Tài chỉ được mọi người thờ rộng rãi sau khi nền kinh tế giao thương phát triển. Mặc dù vậy người dân vẫn lập bàn thờ chung cho cả 2 vị thần này vì quan niệm cả 2 vị thần đều có quan hệ mật thiết với nhau liên quan đến đời sống hạnh phúc và tài lộc của mỗi gia đình.

Xem thêm:  Ngũ Lộ Thần Tài bao gồm những ai? Tại sao nhiều người hay thờ?

Truyền thuyết của Trung Quốc

Thưở xưa ở Trung Quốc có một lái buôn nọ tên là Âu Minh. Một lần khi đi qua hồ Thanh Thảo, ông đã gặp Thủy Thần và được Thủy Thần tặng cho một người tên là Như Nguyện. Âu Minh đã đem Như Nguyện về nhà và chăm sóc. Kể từ khi có Như Nguyện, chuyện kinh doanh của Âu Minh trở nên suôn sẻ, thuận lợi, làm ăn ngày càng phát đạt.

Thế nhưng trong một ngày Tết Nguyên Đán, không biết vì lý do gì Âu Minh đã đánh Như Nguyện khiến cô sợ hãi, liền trốn vào đống rác và biến mất. Từ đó, Âu Minh làm ăn sa sút, buôn bán thua lỗ, chẳng mấy chốc mà tán gia bại sản. Từ đó, mọi người xem Như Nguyện chính là Thần Tài và lập bàn thờ để thờ. Cũng theo điển tích này mà dân gian có tục lệ kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết để không động đến vị Thần Tài đang ẩn náu trong đống rác.

Tuy nhiên, truyền thuyết này vẫn chưa giải thích về nguồn gốc của 5 vị Thần Tài.

Trong văn hóa Trung Quốc lại có niềm tin khác nhau về 5 vị Thần. Ở Đại Lục người dân tôn thờ 5 vị Thần Tài đó là:

  • Triệu Công Minh 趙公明 – Hắc Đế – Võ Thần Tài , vị thần của phương Bắc
  • Phạm Lãi 范蠡 – Xích Đế – Văn Tài Thần ở phương Nam
  • Tỷ Can 比干 – Thanh Đế – Văn Tài Thần ở phương Đông
  • Quan Công 關公 (Quan Vũ/Quan Vân Trường) Bạch Đế – Võ Tài Thần ở Tây Lộ
  • Vương Hợi 王亥 – Hoàng Đế – Trung Bân Tài Thần ở Trung tâm

5 vị Tài Thần trên đều là nhân vật có thật trong lịch sử. Nhờ vào tài năng, đức độ nên được người dân Đại Lục tôn làm Thần Tài.

Trong khi đó tại Đài Loan và vùng Giang Nam, 5 vị Thần Tài được tôn thờ là:

  • Nguyên Soái Triệu Công Minh ở Trung Tâm, người chỉ huy 4 vị Tài Thần của 4 phía.
  • Chiêu bảo Thiên Tôn Tiêu Thăng – phụ trách cai quản hướng Đông
  • Nạp Trân Thiên Tôn Tào Bảo – phụ trách cai quản hướng Tây
  • Lợi Thị Tiên Quan Diêu Thiếu Tư – phụ trách cai quản hướng Nam
  • Chiêu Tài Sứ Giả Trần Cửu Công – phụ trách cai quản hướng Bắc

Đây là các nhân vật trong Phong Thần Truyện – một bộ tiểu thuyết nổi tiếng được viết lại dựa trên cuốn Vũ Vương phạt Trụ bình thoại thời nhà Nguyên. Và 5 vị trên còn được gọi là Ngũ Lộ Thần Tài được dân gian thờ cúng trong nhà để cầu may mắn, bình an và tài lộc.

Truyền thuyết của Tây Tạng và Ấn Độ

Trong điển pháp Mật tông Kim Cương Thừa, Đức Dzambala có đến 5 Dzambhala Tài Bảo gồm: Hoàng Thần Tài, Bạch Thần Tài, Hồng Thần Tài, Lam Thần Tài và Hắc Thần Tài. Trong đó đứng đầu chư vị thần linh là Hoàng Thần Tài, cũng là vị Thần được người dân cúng dưỡng lớn nhất.

Xem thêm:  Ngày Thần Tài năm 2025 là ngày nào? Nên làm gì ngày vía Thần Tài để hút tài lộc

Ngũ Bộ Thần Tài Tây Tạng này được gọi chung là Dzambhala mang ý nghĩa là Phật Như Ý và cũng là hóa thân của Phật Hoa Sen. Trong Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng, Đức Dzambala được xem là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây là vị Phật của lòng từ bi, mang đến sự giàu có, thịnh vượng.

Có một ghi chép về truyền thuyết Lama Atisha một vị tôn quý của trường phái Gelug khi Ngài hành hương tại Bồ Đề Đạo tràng. Lúc này, Ngài bắt gặp một ông lão ăn xin nghèo đói. Tuy nhiên Ngài lại không có chút thực phẩm để cho ông. Nhưng vì quá thương xót ông cụ, Ngài đã dùng dao cắt thịt của mình để bố thí cho ông. Cụ già xúc động bật khóc và từ chối trước ân huệ to lớn này. Đức Lama lúc này chỉ đành bất lực thương xót trước cái chết của ông cụ. 

Bất ngờ có một luồng ánh sáng xuất hiện, đó chính là Quán Âm Thiên Thủ. Rung động trước lòng từ bi của Đức Lama đã hiện ra và nói rằng Ngài sẽ hóa thân thành Dzambhla một vị Phật của Tài Bảo để cứu độ chúng sanh thoát khỏi nghèo khổ, ban phước lành và giàu sang đến những người có tâm để họ chuyên tâm thực hành lòng từ bi. Đức Dzambhla cũng phát nguyện cho những ai thành tâm hướng đến Ngài với tấm lòng lương thiện sẽ được đáp ứng mong cầu về vật chất.

Hoàng Thần Tài đứng đầu chư vị thần linh.
Hoàng Thần Tài đứng đầu chư vị thần linh

Vì sao cần thờ Thần Tài?

Thần Tài là vị thần chuyên cai quản về tiền tài, phúc lộc và thờ cúng Thần Tài là một nét đẹp đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Người làm ăn kinh doanh thờ cúng Thần Tài để thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với vị thần đã mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ, đồng thời cầu mong được thần phù hộ, công việc thuận lợi, mua may bán đắt, phát tài phát lộc.

Người Việt thường thờ cúng Ông Thần Tài vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch, gọi là ngày vía Thần Tài. Vị trí bàn thờ Thần Tài thường đặt ở dưới đất, gần cửa ra vào để đón tài lộc. Trên bàn thờ có tượng Thần Tài, cùng với hũ gạo, hũ muối, tiền vàng mã và mâm cỗ cúng.

Thờ cúng Thần Tài là nét đẹp trong văn hóa người Việt
Thờ cúng Thần Tài là nét đẹp trong văn hóa người Việt

Như vậy, đồ thờ Hoa An đã cung cấp cho gia chủ những thông tin về Thần Tài cũng như những sự tích về vị thần tài lộc này. Nếu gia chủ có những thắc mắc về Thần Tài hoặc cần tư vấn về việc lập bàn thờ Thần Tài thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Hoa An để được tư vấn miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *