Phong tục Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa của 2 miền Việt Nam
Việc lập bàn thờ Thần Tài tùy theo quan niệm của mỗi người hoặc tùy theo văn hóa vùng miền chứ không có bất kỳ quy định cụ thể nào. Ngay việc thờ tự ở Miền Bắc và Miền Nam cũng có những điểm khác nhau.
Thông thường tại miền Bắc, người dân thường đặt bàn thờ Thần Tài ở cửa hàng, công ty hoặc tại gia nếu có kinh doanh theo kiểu hộ gia đình. Các nhà không kinh doanh thì chỉ lập bàn thờ gia tiên bình thường và có thể sắp lễ cúng thêm vào ngày Vía Thần Tài.
Ngược lại ở miền Nam thì người dân lại quan niệm bàn thờ Thần Tài là vật phong thủy không thể thiếu được trong gia đình. Do đó, tại khu vực này đa số nhà riêng, công ty, nhà xưởng,… đều lập bàn thờ Thần Tài.
Bộ Bàn thờ Thần Tài bao gồm những đồ thờ gì?
Bộ Bàn thờ Thần Tài cơ bản sẽ bao gồm các đồ thờ: bát hương, cốt thất bảo, mâm bồng, chóe, chén nước, lọ hoa. Tuy vậy, quý gia chủ có thể mua đầy đủ các đồ thờ sẽ có thêm: bát thả hoa, bồn tụ bảo, lọ hương, bài vị, khay trà, hộp ngũ cốc, đèn thờ. Và các Linh vật kích tài chiêu lộc: Thiềm Thừ, Tỳ Hưu, Long Quy.
- Bát hương: là một trong những đồ thờ bắt buộc phải có trên bàn thờ Thần Tài. Bát hương có nhiều kích thước: đường kính 10cm, 12cm, 14cm, 15cm, 16cm, 17cm, 18cm, 20cm, 22cm, 24cm…. Tùy vào kích thước ban thờ mà sẽ đặt bát hương có kích thước phù hợp sao cho cân đối và hài hòa. Thông thường bát hương có 2 kiểu dáng họa tiết chính là: song long chầu nguyệt và sen. Tuy nhiên cũng có một số họa tiết mới như: vân đá.
- Khay chén: Khay chén nước (kỷ ngai chén) là một trong những đồ thờ cơ bản không nên thiếu nếu thờ Thần Tài. Tùy thuộc vào kích thước của bàn thờ mà gia chủ có thể chọn khay 3 hoặc 5 chén. Hiện nay khay chén có 3 kiểu dáng: khay chén thẳng, khay chén cong và kỷ ngai chén.
- Chóe Thờ: là hình dáng thu nhỏ của 1 chiếc chum nhỏ có nắp đậy. Trên bàn thờ Thần Tài có 3 chóe dùng để: đựng muối, đựng gạo và đựng nước.
- Mâm bồng: Mâm bồng được sử dụng với mục đích đựng hoa quả, bánh kẹo, tiền vàng, trầu cau…Với 3 mâm bồng: mâm bồng to ở giữa dùng để đựng trầu cau và tiền mã; mâm nằm ở phía bên trái dùng để đựng hoa tươi và mâm còn lại nằm ở phía bên phải dùng để đựng trái cây. Nếu bàn thờ chỉ sử dụng một mâm bồng thì vật phẩm này sẽ được dùng để bày biện ngũ quả.
- Lọ hoa: Sắp xếp bàn thờ Thần Tài với lọ hoa theo nguyên tắc “Đông bình – Tây quả”, có nghĩa là lọ hoa bên phải, hoa quả bên trái.
- Ống đựng hương: Ống đựng hương giúp cho hương luôn được sạch sẽ, thơm thờ, đặt cạnh bàn thờ tạo sự chỉnh chu, cẩn thận của gia chủ. Tránh tuyệt đối không được để hương trên nóc bàn thờ mà cần được để vào ống đựng hương.
- Bài vị: Việc cần có bài vị trên bàn thờ để gia chủ biết được mình đang thờ ai, cũng như các vị thần nhận lễ và ban phước lành cho gia chủ. Bài vị Thần Tài hiện có 3 loại: bài vị kính, bài vị bằng đồng và bài vị bằng vàng. Gia chủ có thể để sát mặt bàn thờ hoặc treo lên tại vị trí phía sau 2 ông Thần Tài Thổ Địa. Để cân đối tổng thể bàn thờ, chúng tôi khuyên gia chủ nên treo bài vị lên để cố định và chắc chắn, cân bằng hơn.
- Tỳ Hưu: Tỳ Hưu là một trong những linh vật giúp gia chủ chiêu tài, giữ lộc và trừ tà, hộ mệnh. Theo truyền thuyết Tỳ Hưu chỉ ăn vàng bạc, châu báu mà không nhả ra nên được ưu tiên thờ trên bàn thờ Thần Tài. Khi thỉnh Tỳ Hưu về gia chủ cần làm lễ khai quang điểm nhãn.
- Thiềm Thừ: Thiềm thừ là linh vật đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ, nếu gia đình nào xuất hiện thiềm thừ sẽ biến xấu thành tốt, chiêu tài hóa lộc rất tốt. Ngoài ra nó còn sở hữu siêu năng lượng giúp ngăn chặn thất thoát tiền bạc cho gia chủ.
- Tượng Thần Tiền: Thần Tiền chủ quản vàng bạc tiền tài, ban phúc lành và là một vị thần chân chính, được thờ cúng rộng rãi trong dân gian cho đến nay. Ngài giúp chiêu tài tấn bảo, giúp người thương gia buôn bán phát đạt, giàu có, được nhiều tài lộc. Thần Tiền được thờ cùng với 2 vị Thần Tài – Thổ Địa và ngồi chính giữa, cao hơn 2 vị còn lại. Các chất liệu chế tác tượng Thần Tiền hiện nay: sứ và bột đá
- Tượng Di Lặc: Ý nghĩa lớn nhất chính là hạnh phúc phong thủy, ngài mang đến may mắn, phúc lộc, sung túc, con cháu đề huề cho gia đình. Tượng Phật Di Lặc khi thờ trên bàn thờ Thần Tài cần được để cao hơn vị trí của các vị: Thần Tiền, Thần Tài và Thổ Địa. Với bàn thờ mái bằng gia chủ có thể an vị ngài Di Lặc trên nóc bàn thờ. Còn với bàn thờ có mái, gia chủ kê một chiếc đôn đủ cao để an vị ngài cho đúng phong thủy đã nêu trên.
- Ngũ cốc: Chai ngũ cốc gồm 5 loại đậu với màu sắc khác nhau, được đặt trên bàn thờ Thần Tài (bên cạnh chóe nước) với mục đích cầu may mắn tài lộc thịnh vượng, có tác dụng rất tốt trong việc chiêu nạp tiền tài, gia tăng thịnh vượng cho gia chủ.
- Bồn Tụ Bảo: Được xem như biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng, thể hiện mong muốn được tràn đầy những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, từ sức khỏe đến tài lộc và hạnh phúc. Nó cũng được xem như một công cụ để thu hút và giữ chân tài lộc, đem lại may mắn và thành công cho người sử dụng.
- Bát Thả Hoa: là bát nước tụ lộc hay Minh Đường Tụ Thủy. Theo quan niệm phong thuỷ, Minh Đường Tụ Thuỷ là một không gian rộng trước cửa nhà, có thể là ao hồ, sông nước hoặc đài phun nước. Bát thả hoa thường được đặt thêm hoa sen sứ.