Cùng với Thần Tài, Ông Địa là một trong 2 vị thần được các gia đình tôn sùng thờ cúng với mong muốn mang lại may mắn, bình an và tài lộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về Ông Địa cũng như sự tích thú vị về ông. Trong bài viết này, Hoa An sẽ giúp gia chủ tìm hiểu về vị thần vui vẻ này.
Ông Địa là ai?
Ông Địa còn được gọi là Thổ Công là vị thần cai quản đất đai nơi mà ông được thờ cúng. Trong dân gian vẫn thường có câu ‘Đất có Thổ Công sông có Hà Bá’. Bởi vì từ xa xưa, người dân đã quan niệm rằng có đất đai mới làm nông nghiệp, nhờ đó mới có cơm ăn áo mặc. Vì vậy trong mỗi gia đình đều thờ cúng một vị Thổ Công riêng, giúp họ coi quản nhà cửa; đất đai, canh giữ mùa màng của cải giúp gia chủ có cuộc sống ấm no hạnh phúc, gia đình êm ấm, làm ăn phát tài phát lộc.
Thông thường, khi làm những việc liên quan đến đất đai như xây nhà, đào giếng, đào ao, mở vườn, đào huyệt,… đều phải cúng vị thần này.
Trong văn hóa tín ngưỡng Á Đông, tượng Ông Địa được miêu tả với nhiều hình dáng khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là hình ảnh về vị thần có chiếc bụng to, thân trên cởi trần, tay cầm quạt, tay cầm điếu thuốc, miệng cười khoái chí.
Ngày nay, phong tục thờ cúng thần Thổ Địa ngày càng phổ biến và trở thành nét văn hóa đặc trưng trong tín ngưỡng của người Việt.

Sự tích về Ông Địa trong dân gian Việt Nam
Sự tích về Ông Địa gắn liền với vùng đất Nam Bộ. Đối với nước ta, từ thuở xa xưa đến nay nông nghiệp là nền kinh tế chính. Người dân dựa vào nông nghiệp để kiếm sống, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, thời tiết,… Trong đó đất đai chính là yếu tố quan trọng tạo nên vạn vật, cho con người cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Nam Bộ thuở bấy giờ là một vùng đất mới. Ngay từ những bước đầu ông cha ta đi mở đất khai hoang, nơi đây vẫn còn là một vùng đầm lầy, rừng hoang cỏ rậm, thú dữ khắp nơi,…. Lúc này, người dân tin rằng mỗi mảnh đất, ngọn rừng, con suối,… ở đây đều có thần linh cai quản. Nếu muốn yên ổn làm ăn cần phải thành tâm cúng bái để thần linh phù hộ cho họ có cuộc sống bình an. Vì thế Thổ Công hay Thần Đất được người dân kính trọng và tôn thờ. Họ xem ông chính là vị thần bảo hộ cho từng mảnh đất, từng thửa ruộng của họ.
Ông Địa là vị thần vui vẻ và gần gũi với người dân. Hình tượng Thổ Địa hài hước, đầy hào sảng thường thấy cũng mang đậm nét đặc trưng trong tính cách của người dân Nam Bộ.
Trong dân gian cũng lưu truyền khá nhiều giai thoại về thần Thổ Địa, nhất là sự tích về Ông Địa bụng bự. Chuyện kể rằng thưở ấy Ông Địa là bằng hữu của Hà Bá. Trong làng có bà góa phụ nổi tiếng chua ngoa nhưng có cô con gái rất đẹp. Bà thường có câu chửi cửa miệng ‘má mày Hà Bá’. Ông Địa thấy vậy mới đến trêu Hà Bá, bảo là có người muốn gả con gái đẹp cho ông. Hà Bá tưởng thật bèn kêu Thổ Địa dẫn đi.
Sáng sớm hôm sau, Hà Bá theo Thổ Địa đến trước ngõ nhà bá góa. Lúc này bà đang quét sân. Có con chó đang nằm giữa sân mà bà đuổi mãi không đi. Bà bực mình trở cán chổi đánh nó một cái, vừa đánh vừa chửi ‘cái đồ Hà Bá’. Hà Bá biết mình bị lừa nên tức giận đạp ông lăn xuống ao. Ông Địa không nhịn nổi cười nên bị uống rất nhiều nước, đến nỗi chiếc bụng trương phình lên. Từ đó, Ông Địa có chiếc bụng to như thế.

Phong tục thờ cúng Ông Địa
Thờ cúng Ông Địa Thần Tài là phong tục từ bao đời nay, là tín ngưỡng không thể thiếu đối với người Việt. Đặc biệt là những gia đình có làm ăn kinh doanh, buôn bán.
Trong tâm thức của người dân, Ông Địa chính là một vị phúc thần cai quản, bảo vệ đất đai, ruộng vườn, nhà cửa, tránh những điều xấu xa làm tổn hại đến gia chủ. Ông Địa còn là đại diện cho sự vui vẻ, bình an, bảo vệ gia đạo bình yên, tránh những cuộc cãi vã, gia đình hoàn thuận. Hơn nữa, ông còn rước Thần Tài vào nhà giúp gia chủ ăn nên làm ra, buôn bán thuận lợi, tài lộc dồi dào. Vì vậy, cùng với Thần Tài, Ông Địa được mọi người tôn kính, thờ phụng.
Khi thờ cúng Thần Tài Ông Địa, gia chủ cần thành tâm và chăm chút tỉ mỉ. Thường xuyên lau chùi, vệ sinh bàn thờ Ông Địa. Chuẩn bị đầy đủ hoa tươi, trái cây, bánh kẹo để cúng đặc biệt là vào những ngày vía Thần Tài để tỏ lòng thành, cầu thần linh phù hộ cho vạn sự hanh thông, tài lộc như ý.

Với những thông tin được đồ thờ Hoa An chia sẻ ở trên, hy vọng gia chủ đã hiểu rõ hơn về Ông Địa cũng như ý nghĩa của phong tục thờ cúng vị thần này. Nếu gia chủ muốn được tư vấn thêm về phong tục và nghi thức thờ cúng Ông Địa, đừng ngần ngại liên hệ với đồ thờ Hoa An theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất.